Thẻ tạm trú khác sổ tạm trú chỗ nào?

Tôi nghe nhiều người đề cập đến thẻ tạm trú và sổ tạm trú mà không phân biệt được hai hình thức giấy tờ này. Nhờ anh chị giải đáp giùm. Cảm ơn rất nhiều! Thu Trinh (trinh***@gmail.com)

Thắc mắc của chị đồng thời cũng là thắc mắc của nhiều người. Để giúp chị phân biệt sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ về cư trú này, Ban biên tập thể hiện nội dung qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí 

Sổ tạm trú Thẻ tạm trú
Đối tượng được cấp

- Công dân Việt Nam;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
Cơ quan cấp Công an xã/phường/thị trấn

CQ có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao gồm:

  • Cục Lễ tân Nhà nước - Hà Nội;
  • Sở ngoại vụ TP.HCM -TP.HCM.

 

Thời hạn Tối đa 24 tháng

Từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

 

Hồ sơ

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở muốn làm hồ sơ tạm trú;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;

- Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

- Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);

+ Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế;

- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

- Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài;

- Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ trên, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

 Thời hạn giải quyết 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

 

Xử lý khi hết hạn Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.  Đề nghị cấp thẻ tạm trú mới.
Căn cứ pháp lý

- Luật cư trú 2006;

- Luật cư trú sửa đổi 2013;

- Thông tư 35/2014/TT-BCA.

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;

- Thông tư 04/2016/TT-BNG.

 

Trên đây là một số điểm phân biệt cơ bản giữa sổ tạm trú và thẻ tạm trú. Hy vọng có thể giúp chị giải đáp thắc mắc.

Cảm ơn chị đã ghé thăm Ngân hàng Pháp luật. Chúc chị sức khỏe và thành đạt.

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký tạm trú

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào