Yêu cầu về dây chuyền hoạt động của các khoa xét nghiệm - bệnh viện đa khoa
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn ngành 52 TCN-CTYT 37:2005 về Tiêu chuẩn thiết kế - Các Khoa xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa thì:
4.1. Sơ đồ dây chuyền công năng:
4.2. Dây chuyền hoạt động của các khoa Xét nghiệm phải đảm bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều, tránh nhiễm chéo. Công trình được phân chia cấp độ sạch cho từng khu vực.
4.3. Các giải pháp kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải đảm bảo an toàn lao động của nhân viên và bệnh nhân.
4.4. Phù hợp với các yêu cầu về tổ chức quản lý và định biên (theo quy định của Bộ Y tế).
4.5. Nhà đại thể phải được bố trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
4.6. Bố trí riêng biệt giữa thuốc thử, dụng cụ sạch với các đồ nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn và chất thải.
4.7. Phòng sạch (Lamina HOT) có yêu cầu về môi trường sạch, vô khuẩn.
4.8. Khu vực kỹ thuật nghiệp vụ: khu vực có yêu cầu về môi trường sạch ở mức trung bình, là không gian làm việc chính của các khoa xét nghiệm là không gian chuyển tiếp giữa khu vực sạch với khu phụ trợ bao gồm:
- Các labo (labo Vi sinh, labo Hóa sinh, labo Huyết học, labo Giải phẫu bệnh).
- Phòng máy.
- Chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu và hóa chất.
- Các phòng chức năng theo chuyên môn của từng khoa (phòng lưu trữ máu, đông máu, phòng lấy máu…)
- Kho vật phẩm, kho dụng cụ.
- Rửa, tiệt trùng.
4.9. Khu vực phụ trợ: khu vực dành cho các hoạt động của nhân viên, gồm các bộ phận:
- Sảnh đón tiếp, nhận/trả kết quả (khoa huyết học và truyền máu có tổ chức bộ phận phát máu).
- Các phòng phụ trợ theo yêu cầu của từng khoa (nghỉ bệnh nhân, lấy máu).
- Hành chính, giao ban/đào tạo (phòng bác sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm…).
- Trưởng khoa.
- Kho (hóa chất, vật tư và thiết bị - dụng cụ y tế).
- Khu vệ sinh (tắm, rửa, thay đồ…).
Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về dây chuyền hoạt động của các khoa xét nghiệm - bệnh viện đa khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Tiêu chuẩn ngành 52 TCN-CTYT 37:2005.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật