Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa được quy định ra sao?
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa được quy định tại Bảng 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
Tổn thương hệ Tiêu hóa |
Tỷ lệ (%) |
1. Tổn thương thực quản |
|
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống |
31 |
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống: chỉ ăn được thức ăn mềm |
41 - 45 |
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng |
61 - 65 |
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: bỏng, chấn thương..) gây chít hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống |
71 - 75 |
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản |
|
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
61 |
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
|
2. Tổn thương dạ dày |
|
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý |
|
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày |
26 - 30 |
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi. |
41 - 45 |
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa |
|
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa |
41 - 45 |
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định |
46 - 50 |
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa |
51 - 55 |
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng |
|
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày |
51 - 55 |
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên |
61 - 65 |
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại |
71 - 75 |
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng |
81 |
3. Tổn thương ruột non |
|
3.1. Tổn thương gây thủng |
|
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí |
31 - 35 |
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí |
36 - 40 |
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét |
|
3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng |
41 - 45 |
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng |
51 - 55 |
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa |
|
3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng |
51 - 55 |
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng |
61 |
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng |
91 |
4. Tổn thương đại tràng |
|
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn: |
|
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải |
61 - 65 |
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái |
71 |
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
81 |
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng |
66 - 70 |
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải |
75 |
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái |
81 |
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
85 |
5. Tổn thương trực tràng |
|
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài |
51 - 55 |
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng |
51 - 55 |
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng |
61 - 65 |
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
61 - 65 |
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
71 - 75 |
6. Tổn thương hậu môn |
|
6.1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện |
21 - 25 |
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện |
|
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện |
31 - 35 |
6.2.2. Đại tiện không tự chủ |
41 - 45 |
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại |
|
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả |
31 - 35 |
6.3.2. Không có kết quả |
51 - 55 |
7. Tổn thương gan, mật |
|
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt |
6 - 10 |
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương |
|
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thuỳ gan |
36 - 40 |
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thuỳ gan |
41 - 45 |
7.3. Cắt bỏ gan |
|
7.3.1. Cắt bỏ một phân thuỳ gan phải hoặc phân thuỳ IV |
46 - 50 |
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải |
61 |
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan |
71 |
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan |
|
7.4.1. Chưa gây tai biến |
11 - 15 |
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác |
41 |
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật |
31 |
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ |
|
7.6.1. Kết quả tốt |
31 - 35 |
7.6.2. Kết quả không tốt |
41 - 45 |
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật |
61 |
7.7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non |
61 |
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật |
71 - 75 |
8. Tổn thương tuỵ |
|
8.1. Tổn thương tuỵ phải khâu |
|
8.1.1. Khâu đuôi tuỵ |
31 - 35 |
8.1.2. Khâu thân tuỵ |
36 - 40 |
8.1.3. Khâu đầu tuỵ |
41 - 45 |
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tuỵ - ruột non |
51 - 55 |
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tuỵ |
|
8.3.1. Cắt đuôi tuỵ kết quả tốt |
41 - 45 |
8.3.2. Cắt đuôi tuỵ biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn |
61 |
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy |
81 |
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn |
85 |
9. Tổn thương lách |
|
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách |
21 - 25 |
9.2. Cắt lách Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu |
31 - 35 |
10. Các tổn thương khác của hệ Tiêu hóa |
|
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật |
|
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
21 - 25 |
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
26 - 30 |
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột ... phải phẫu thuật lại |
|
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất |
21 - 25 |
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai |
31 - 35 |
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên |
41 - 45 |
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo |
|
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần |
26 - 30 |
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối |
31 |
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng |
|
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt |
21 - 25 |
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng |
26 - 30 |
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng |
31 - 35 |
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật