Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự

Xin chào, tôi tên Hiểu Minh là sinh viên năm 3 ngành Luật trường Đại học Luật Tp.HCM. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu để chuẩn bị cho kì thi kết thúc môn sắp tới, tôi có tìm hiểu về các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên Tòa không chỉ theo quy định hiện hành mà tôi muốn tìm hiểu cả ở nhưng giai đoạn trước đó, nhưng khả năng tôi có hạn, nhờ các anh/chị hỗ trợ giúp: giai đoạn 1988-2002, Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào? Được quy định cụ thể tại đâu? Mong nhận được phản hồi từ anh/chị. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, Giới hạn của việc xét xử được quy định cụ thể như sau:

- Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.

- Bên cạnh đây mình xin cung cấp thêm nội quy phiên tòa ở giai đoạn mà bạn cần tìm hiểu mong sẽ hỗ trợ được cho bạn:

+ Trước khi bắt đầu phiên toà, thư ký phải phổ biến nội quy phiên toà.

+ Mọi người ở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.

+ Mọi người ở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Chỉ những người được Toà án triệu tập để xét hỏi mới được phát biểu và người nào muốn phát biểu phải được chủ toạ phiên toà cho phép. Người phát biểu phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để phát biểu.

+ Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập để xét hỏi.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giới hạn của việc xét xử. Để hiểu rõ hơn vấn đề bạn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào