Việc giao các quyết định của Tòa án về phiên tòa hình sự được quy định ra sao?

Tôi tên Minh Thiện hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Tôn Đức Thắng. Hiện tôi đang cần tìm một số tài liệu để hoàn thành bài thuyết trình sắp tới, do đó mà không chỉ ở những quy định hiện hành mà tôi còn muốn khai thác ở những quy định trước đó, để thấy được tính đổi mới cũng như ngày càng phát triển đi sát tình hình xã hội của pháp luật Việt nam. Cụ thể giai đoạn, 2003-2014: Việc giao các quyết định của Tòa án về phiên tòa hình sự được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Việc giao các quyết định của Tòa án được quy định như sau:

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.

Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.

2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo.

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.

Trên đây là nội dung tư vấn về Việc giao các quyết định của Tòa án. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào