Trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ

Hàng chục năm qua, những chú chó nghiệp vụ tham gia phá hàng nghìn vụ án. Những chú chó này được xem như một lực lượng không thể thiếu trong việc đấu tranh chống tội phạm. Liên quan đến vấn đề này, ban biên tập cho tôi hỏi ai có trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ? Mong ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc này. Tôi xin cảm ơn. Nguyễn Trọng Tuấn (tuan_nguyen***@gmail.com)

Trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ được quy định tại Điều 9 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 như sau:

1. Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm:

- Tham mưu cho Tổng cục việc bố trí, trang bị CNV, hướng dẫn, việc quản lý, sử dụng CNV trong toàn ngành.

- Xây dựng trình Tổng cục ban hành các thể chế, quy định về quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV.

- Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác huấn luyện và sử dụng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng CNV tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ cho huấn luyện viên và CNV đã tốt nghiệp của ngành Hải quan; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên và CNV.

- Đảm bảo cung cấp trang bị chuyên dụng, dịch vụ thú y cho các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ khi có yêu cầu.

- Đề xuất khen thưởng kịp thời; kiến nghị xử lý nghiêm minh các cá nhân và đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

2. Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ có trách nhiệm:

- Tham mưu giúp lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu hướng dẫn, kiểm tra công tác trang bị, quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV thuộc các đơn vị trong ngành Hải quan.

- Thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ huấn luyện, sử dụng CNV cho các đơn vị địa phương; tổ chức quản lý, sử dụng CNV trực tiếp tham gia các nhiệm vụ do lãnh đạo yêu cầu.

- Tổ chức cấp phát trang bị đặc thù phục vụ công tác quản lý, chăm sóc, huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ cho các đơn vị được trang bị CNV trong ngành.

3. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về quản lý, huấn luyện, bố trí và phối hợp sử dụng CNV trong địa bàn hoạt động Hải quan do đơn vị quản lý.

- Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chữa bệnh và huấn luyện, sử dụng CNV của đơn vị.

- Phản ánh các vấn đề bất cập, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng CNV.

- Khen thưởng kịp thời; xử lý nghiêm các cá nhân và đơn vị thuộc quyền vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

4. Các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ có trách nhiệm:

- Nuôi dưỡng, chăm sóc CNV có sức khỏe đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sử dụng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện, sử dụng CNV vào công tác đấu tranh phòng chống vận chuyển trái phép các chất ma túy, hàng cấm.

Yêu cầu: chó nghiệp vụ phải được huấn luyện thuần thục tại địa điểm kiểm tra hải quan, duy trì được năng lực phát hiện ra ma túy, hàng cấm được cất giấu. Đảm bảo mỗi CNV phải được làm việc tối thiểu 2 ca mỗi ngày, mỗi ca từ 30-40 phút.

- Quản lý và sử dụng các phương tiện chuyên dụng đúng quy chế.

- Phân công cán bộ quản lý, kiểm tra việc nuôi dưỡng, huấn luyện sử dụng chó CNV của đơn vị; hàng tuần phải dành 01 buổi trực tiếp kiểm tra thời gian, nội dung và kết quả huấn luyện, sử dụng CNV; sau kiểm tra có ghi nhận xét và đề xuất lãnh đạo chỉ đạo cụ thể. Trường hợp đơn vị được trang bị từ 06 CNV trở lên thì có thể bố trí 01 cán bộ quản lý chuyên trách.

- Xử lý các cán bộ trong đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

5. Cán bộ, nhân viên phục vụ và huấn luyện viên có trách nhiệm:

- Thực hiện đúng quy định về quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện, sử dụng CNV.

- Mọi trường hợp CNV bị bệnh, suy giảm sức khỏe, hoặc bị chết; CNV bị suy giảm năng lực tác nghiệp, hoặc không được huấn luyện và sử dụng theo quy định đều phải được kiểm điểm, xem xét trách nhiệm huấn luyện viên và đơn vị quản lý. Nếu có vi phạm các quy định do lỗi chủ quan thì phải bị hạ bậc thi đua, xem xét kỷ luật.

Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào