Hướng dẫn cụ thể về tờ khai hàng hóa quá cảnh
Theo quy định tại Khoản VI Mục B Quyết định 1473/2002/QĐ-TCHQ về mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thì:
Tờ khai này sử dụng trong trường hợp hàng hoá quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi phương tiện vận tải quy định tại tiết b, khoản 5 Điều 15 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP này 31-12-2001 của Chính phủ.
1- Ô 1 "Chủ hàng" và ô 4 "Người vận chuyển hàng quá cảnh":
Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số FAX.
2- Ô 5 "Địa điểm, thời gian lưu kho":
Ghi rõ địa chỉ của địa điểm lưu kho, thời gian lưu kho.
3- Ô 6 "Cảng địa điểm xếp hàng":
Ghi tên cảng, địa điểm hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.
4- Ô 8 "Vận tải đơn":
Nếu hàng được vận chuyển đến Việt Nam bằng đường bộ không có vận tải đơn thì không phải ghi tiêu thức này.
5- Ô 10 "Phương tiện vận tải xuất và tuyến đường":
Ghi phương tiện vận tải và tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
6- Ô 11 "Tên hàng, quy cách phẩm chất":
Trường hợp có trên 4 mặt hàng thì khai sang tờ khai thứ 2.
7- Ô 16 và ô 24 "Người khai hải quan":
Nếu chủ hàng vận chuyển hàng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì chủ hàng là người khai hải quan; nếu chủ hàng thuê vận chuyển hàng quá cảnh thì người làm dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh là người khai hải quan.
8- Ô 17 "Xác nhận của Hải quan cửa khẩu nhập":
- Ghi xác nhận tên hàng, lượng hàng, phẩm chất, tình trạng bao bì.
- Đóng dấu "Đã làm thủ tục Hải quan".
9- Ô 18 "Lệ phí Hải quan":
Ô này dùng để ghi cả lệ phí khi nhập và khi xuất.
10- Ô "Thanh khoản của Hải quan":
Ô này ghi sau khi lô hàng đã được xuất hết ra nước ngoài. Nếu có biên bản vi phạm và quyết định xử lý thì cũng ghi dẫn chiếu vào ô này. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập xác nhận kết quả thanh khoản.
Trên đây là nội dung quy định về tờ khai hàng hóa quá cảnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1473/2002/QĐ-TCHQ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật