Trợ giúp pháp lý có cần cộng tác, hỗ trợ chính quyền cơ sở không?

Xin chào, tôi tên Thu Sương vừa tốt nghiệp cử nhân Luật, tôi có xin về làm việc tại một Tòa án của huyện mong sẽ học hỏi được kinh nghiệm, khi làm ở đấy tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong đó có những người làm về trợ giúp pháp lý. Khi đã là một trợ giúp pháp lý cho đương sự vậy họ có cần cộng tác, hỗ trợ chính quyền cơ sở không? Hay là hoạt động hoàn toàn độc lập. Anh chị giải đáp giúp tôi vấn đề này nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quyết định 09/2008/QĐ-BTP về Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, cộng tác, hỗ trợ chính quyền cơ sở được quy định cụ thể như sau:

1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cộng tác, hỗ trợ chính quyền cơ sở trong việc giải quyết các vướng mắc pháp luật của nhân dân; tạo diễn đàn đối thoại công khai giữa chính quyền với nhân dân để thực hiện trợ giúp pháp lý, khắc phục các bất cập trong hoạt động công vụ, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương.

2. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp cho chính quyền địa phương những vấn đề phát hiện về lỗi của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ; chủ động đề xuất các phương án giải quyết vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cơ sở.

3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc tại cơ sở bảo đảm thuận lợi và không gây phiền hà cho cơ sở; kịp thời kiến nghị chính quyền cấp trên về những sai phạm trong thi hành pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về cộng tác, hỗ trợ chính quyền cơ sở. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 09/2008/QĐ-BTP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp pháp lý

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào