Kháng cáo quá hạn được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Mẫn Hoa sinh sống và làm việc tại Bình Chánh, Tp. HCM. Em trai tôi là bị đơn trong một vụ án hành chính, sau khi có Tòa đã có phán quyết sau phiên tòa sơ thẩm thì em trai tôi không đồng ý với phán quyết đó, tuy nhiên, không kháng cáo liền mà về nhà bàn bạc, hỏi thăm ý kiến và gặp phải một số vấn đề khách quan mà kháng cáo quá hạn. Nhờ vậy mà tôi có tìm hiểu một số căn cứ pháp lý về vấn đề này nên theo quy định hiện hành đã rõ, tuy nhiên muốn biết ở giai đoạn trước đó như thế nào, cụ thể: giai đoạn 2010-2014, Kháng cáo quá hạn được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123***)

Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Luật tố tụng hành chính 2010, Kháng cáo quá hạn được quy định như sau:

1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Toà án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.

Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Quyết định của Hội đồng phải được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp phúc thẩm.

Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn về Kháng cáo quá hạn vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào