Phân loại chi phí của kế toán quản trị được quy định như thế nào?

Phân loại chi phí của kế toán quản trị được quy định như thế nào? Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Thành Công, hiện bạn đang làm việc tại một công ty xây dựng, vì nhu cầu quản lý, bạn có thắc mắc trên mong muốn nhận được phản hồi.

Phân loại chi phí của kế toán quản trị được quy định tại Tiểu mục 1.1.1 Mục 1 Phần III Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, Cụ thể như sau:

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp.

a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:

+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;

+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra:

+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí đó phát sinh;

+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.

b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:

+ Chi phí khả biến;

+ Chi phí bất biến;

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).

- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:

+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp,...);

+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;

+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;

+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.

c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:

- Chi phí thích hợp;

- Chi phí chênh lệch;

- Chi phí cơ hội;

- Chi phí chìm.

Trên đây là thông tin mà Ban biên tập thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào