Các loại bình chữa cháy nào được dùng trong ngành Hải quan?
Các loại bình chữa cháy được dùng trong ngành Hải quan quy định tại Khoản 4 Điều 16 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
a) Kiểu kết cấu: cầm tay mini; xách tay; có bánh xe; treo, đặt chữa cháy tự động, trong đó:
- Bình mini thích hợp dùng trang bị cho phương tiện cơ giới đường bộ (xe ôtô, xe máy...)
- Bình xách tay và bình có bánh xe thích hợp trang bị cho dập cháy các công trình tài sản cố định, thường đặt cạnh khu vực bảo vệ.
- Bình treo: thường ký hiệu là ZYW (Trung quốc) thích hợp đặt tại nơi có tính độc hại, không có người thường trực và có nguy cơ xảy cháy cao như kho tàng, khu lưu trữ tài liệu, trạm điện... Loại bình này dùng bảo vệ cục bộ theo diện tích hoặc thể tích. Treo trên diện tích hoặc khối tích cần bảo vệ và không nên cao quá 3m.
- Bình cầu: Mục đích, công dụng tương tự như loại bình treo. Dùng đặt tại nơi cần bảo vệ và có khả năng dập các loại đám cháy do xăng dầu, do điện và cháy do các vật liệu thông thường khác như củi giấy vải...
b) Loại chất chữa cháy:
- Bình bột, bột tổng hợp:
+ Với bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.
+ Với bình bột loại BC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí. Ít hiệu quả với đám cháy chất rắn.
+ Bình bột dập được đám cháy thiết bị điện có điện áp tới 380v.
Lưu ý: không nên dùng bình bột để dập đám cháy các thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống vì chất phun còn lưu lại trên vật cháy.
- Bình khí (chủ yếu là khí CO2 lỏng).
+ Thường dùng để dập các đám cháy thiết bị điện, điện tử có điện áp đến <1000v, thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật cháy.
+ Thích hợp dập các đám cháy trong buồng, phòng, hầm, các nơi kín khuất gió.
+ Lưu ý: Bình khí không thích hợp chữa các đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí. Không dùng dập các đám cháy than, kim loại nóng đỏ vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ. Khi dùng không sơ suất để khí CO2 phun vào người gây bỏng lạnh.
Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật