Cát dùng trong chữa cháy của ngành Hải quan được quy định ra sao?

 Cát dùng trong chữa cháy của ngành Hải quan được quy định ra sao? Ban biên tập có nhận được thắc mắc tại một đơn vị chuyên kinh doanh các phương tiện phòng cháy chữa cháy, có thắc mắc tôi mong muốn nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Cụ thể, cát dùng trong chữa cháy của ngành Hải quan được quy định ra sao?

 Cát dùng trong chữa cháy của ngành Hải quan được quy định tại Khoản 7 Điều 16 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

- Do cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 độ C đến 1.725 độ C, nhiệt độ sôi là 2.590 độ C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.

- Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hóa chất... cần dự trữ cát để chữa cháy.

- Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào Mục đích chữa cháy.

Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào