Dự án đầu tư xây dựng phải lập báo cáo khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật

Bạn cho mình hỏi chút: Công trình của mình có tổng mức 19 tỷ đồng, trong đó GPMB hơn 5 tỷ đồng. Như vậy chỉ lập BCKTKT hay phải làm 2 bước. Chi phí GPMB có phải tiền sử dụng đất nêu trong Điều 5, nghị định 59/2015/nđ-cp không?

Theo quy định tại Điều 52 Luật xây dựng 2014 thì: Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này......

Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2014/NĐ-CP thì:

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Đối chiếu với trường hợp của bạn, công trình có tổng mức đầu tư 19 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 5 tỷ đồng thì so với quy định trên, dự án này vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế kỹ thuật vì bản chất của khoản chi phí giải phóng mặt bằng không phải là tiền sử dụng đất mà là chi phí để phục vụ cho một giai đoạn để thi công công trình. Tổng mức đầu tư vẫn lớn hơn 15 tỷ đồng nên không thuộc trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Pháp luật đối với thắc mắc của bạn. Để nắm cụ thể hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2014/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm NHPL. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào