Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo (Chỉ huy PCCC) trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập, tôi là Đức Nguyên, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc phòng cháy chữa cháy của một số ngành. Nhưng có thắc mắc trên tôi mong muốn nhận được phản hồi.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo (Chỉ huy PCCC) trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

Ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ đã nêu tại Điều 4, ngoài ra có thể có thêm một số nhiệm vụ sau:

- Tham dự các chương trình tuyên truyền, phổ biến; tổ chức tiếp làm việc với các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác PCCC-CNCH của đơn vị hoặc thuộc địa bàn quản lý hay trú đóng.

- Tiếp nhận, phân loại, giao và đôn đốc theo dõi việc xử lý các văn bản đi, đến liên quan đến công tác PCCC-CNCH.

- Lập các báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến công tác PCCC-CNCH cho đơn vị quản lý cấp trên hoặc chuyên ngành theo các quy định hiện hành.

- Về hồ sơ: tổ chức lưu giữ các hồ sơ, tài liệu, phối hợp với các đơn vị liên quan đến công tác quản lý hồ sơ PCCC-CNCH của các đơn vị thuộc và trực thuộc.

- Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện công tác PCCC-CNCH.

- Tham mưu, đề xuất trong việc lập, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí liên quan đến công tác PCCC-CNCH.

- Thay mặt người đứng đầu làm người phát ngôn trong công tác PCCC-CNCH.

Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào