Thủ tục thay đổi nội dung và cấp lại giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN
Thủ tục thay đổi nội dung và cấp lại giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN được quy định tại Khoản B Mục V Phần II Thông tư 78/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính do Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ VAN phải gửi hồ sơ xin thay đổi nội dung giấy công nhận cung cấp dịch vụ VAN tới cơ quan chuyên môn trong các trường hợp sau:
a) Khi có nhu cầu thay đổi nội dung giấy công nhận cung cấp dịch vụ VAN;
b) Khi tổ chức lại doanh nghiệp.
2. Hồ sơ xin thay đổi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN được lập thành 05 bộ, mỗi bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN; bản sao Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN đang có hiệu lực; báo cáo tình hình hoạt động và lý do thay đổi nội dung Giấy công nhận; chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và các tài liệu có liên quan.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin thay đổi nội dung Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN hợp lệ, cơ quan chuyên môn sẽ thẩm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế nếu cần thiết. Trường hợp đề nghị thay đổi vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 điểm A mục V, cơ quan chuyên môn sẽ cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN mới cho tổ chức. Trường hợp đề nghị thay đổi nội dung giấy phép không đáp ứng đủ các yêu cầu, cơ quan chuyên môn có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức khác, tổ chức cung cấp dịch vụ VAN được cấp lại. Để được cấp lại Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN, tổ chức phải gửi đơn đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại tới cơ quan chuyên môn và phải trả phí.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục thay đổi nội dung và cấp lại giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ VAN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 78/2008/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật