Nội dung chuyển đổi trường bán công, dân lập sang trường tư thục

“Chủ trương xã hội hóa cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT khuyến khích phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhưng lâu nay chỉ chuyển từ trường bán công, trường dân lập sang loại hình trường tư thục chứ không ai chuyển đổi trường công lập sang tư thục”, một cán bộ Phòng Giáo dục mầm non, nói. Liên quan đến vấn đề này, ban biên tập cho tôi hỏi: Nội dung chuyển đổi trường bán công, dân lập sang trường tư thục được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn. Khánh Huyền (huyen***@gmail.com)

Nội dung chuyển đổi trường bán công, dân lập sang trường tư thục được quy định tại Điều 4 Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT như sau:

1. Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình trường

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào có nhu cầu đầu tư xây dựng trường tư thục trên cơ sở trường bán công, dân lập thì xây dựng đề án chuyển đổi. Đề án chuyển đổi phải làm rõ những nội dung chủ yếu đã được quy định tại khoản 2 Điều 7 Chương III Quy định này.

2. Về tổ chức: sau khi chuyển đổi, trường phải hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình trường tư thục của cấp học tương ứng.

3. Về nhân sự

a) Đối với người lao động trong biên chế nhà nước được sắp xếp, giải quyết theo các hướng sau:

- Chủ trường tư thục chịu trách nhiệm ký hợp đồng lao động theo hướng đảm bảo tiền lương và các chế độ khác không thấp hơn trước khi chuyển đổi;

- Chuyển về làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập và được hưởng quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Nếu người lao động có nhu cầu chuyển khỏi biên chế nhà nước hoặc không tiếp tục làm việc với trường tư thục mới chuyển đổi thì được giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Đối với người lao động ngoài biên chế nhà nước: trường tư thục ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Đối với học sinh đang học tại trường, được giải quyết theo các hướng sau

a) Nhà trường thông báo kế hoạch chuyển đổi trước kết thúc năm học 01 học kỳ để học sinh chủ động trong việc học tập;

b) Học sinh tiếp tục học ở trường tư thục và được duy trì mức học phí như đang học ở trường bán công, dân lập cho đến khi kết thúc học kỳ hiện thời. Mức học phí của học kỳ tiếp theo khi nhà trường đã thực hiện chuyển đổi do chủ nhà trường tự quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành. Học sinh thuộc diện chính sách được đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước;

c) Nếu học sinh có nhu cầu chuyển khỏi trường tư thục mới chuyển đổi, được trường khác tiếp nhận thì nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh đó chuyển trường.

5. Về tài sản, tài chính

Tài sản, tài chính sau khi đã kiểm kê, định giá và phân loại được xử lý như sau:

a) Về đất đai: trường bán công, dân lập có trách nhiệm bàn giao toàn bộ diện tích đất đang sử dụng cho trường tư thục. Trường tư thục có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, không được thay đổi mục đích sử dụng. Quá trình chuyển đổi thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng đất đai đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định tại Luật Đất đai, Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và các văn bản hướng dẫn.

b) Về chuyển đổi giá trị tài sản, tiền vốn:

- Đối với tài sản thuộc nguồn vốn của Nhà nước, thực hiện theo các phương án sau:

+ Nhà nước bán lại toàn bộ tài sản cho trường theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm bán để thu hồi nộp về ngân sách nhà nước. Giá bán tài sản do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định, được cơ quan tài chính thẩm định để trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Theo phương án này thì tài sản thuộc nguồn vốn nhà nước sẽ được hạch toán trong giá trị tài sản thuộc nguồn vốn của nhà trường tích luỹ trong quá trình hoạt động;

+ Nhà nước cho trường thuê và sử dụng tài sản. Tài sản của Nhà nước cho trường thuê được chuyển giao cho tổ chức của Nhà nước có chức năng cho thuê tài sản của Nhà nước hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của Nhà nước) để quản lý và cho trường thuê.

Trường thực hiện ký hợp đồng thuê tài sản nhà nước đối với tổ chức của Nhà nước có chức năng cho thuê tài sản nhà nước, hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của Nhà nước). Thanh toán trả tiền thuê tài sản hàng năm theo hợp đồng đã ký và thực hiện việc xử lý tiền cho thuê theo quy định của pháp luật.

Giá cho thuê tài sản được xác định theo giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá tại thời điểm chuyển đổi, thời gian sử dụng còn lại của từng loại tài sản để xác định giá cho thuê;

- Đối với bộ phận giá trị tài sản, tiền vốn đ­ược xác định thuộc về đóng góp (hoặc vay, mượn, thuê) của cá nhân, tổ chức vào tr­ường bán công hoặc dân lập được quy đổi thống nhất về đơn vị tiền tệ Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi để định giá tài sản khi cá nhân, tổ chức muốn nhận lại. Trường hợp cá nhân, tổ chức không muốn nhận lại tài sản, thì tài sản của cá nhân, tổ chức đó sẽ được bảo toàn giá trị theo kết quả đánh giá tại thời điểm chuyển đổi và kế thừa chủ sở hữu khi chuyển sang trường tư thục;

- Đối với bộ phận giá trị tài sản, tiền vốn đư­ợc hình thành do biếu, tặng, mua sắm, tích luỹ trong quá trình hoạt động của trư­ờng bán công đư­ợc coi là tài sản, tiền vốn không chia, thuộc sở hữu chung của trường, được xác định giá trị theo kết quả đánh giá tại thời điểm chuyển đổi để chuyển sang trường t­ư thục quản lý, điều hành sử dụng theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển.

Trên đây là quy định về nội dung chuyển đổi trường bán công, dân lập sang trường tư thục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường tư thục

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào