Quy định chung về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu
Quy định chung về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:2011 về cửa hàng xăng dầu – yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:
4.1 Khi thiết kế cửa hàng xăng dầu ngoài việc áp dụng quy định của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan.
4.2 Thiết kế phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ theo TCVN 2622 và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt theo quy định hiện hành trước khi thi công xây dựng công trình.
4.3 Biểu trưng logo, biển hiệu doanh nghiệp, biển báo, biển quảng cáo, màu sắc trang trí tại cửa hàng xăng dầu phải theo quy định của đơn vị quản lý kinh doanh.
4.4 Cho phép bố trí các dịch vụ tiện ích bên trong cửa hàng xăng dầu với điều kiện đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy được quy định tại Điều 5.
4.5 Phân cấp cửa hàng xăng dầu theo tổng dung tích chứa xăng dầu được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Phân cấp cửa hàng xăng dầu
Cấp cửa hàng |
Tổng dung tích,m3 |
1 |
Từ 151 đến 210 |
2 |
Từ 101 đến 150 |
3 |
Nhỏ hơn hoặc bằng 100 |
4.6 Phân loại khu vực nguy hiểm cháy nổ đối với các hạng mục công trình tại cửa hàng xăng dầu được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phân loại khu vực trong cửa hàng theo cấp vùng nguy hiểm cháy nổ
Tên hạng mục công trình |
Cấp vùng nguy hiểm |
1. Các khu vực - Bể chứa xăng dầu, họng nạp, hố thao tác, van thở; - Kho chứa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng; - Trong phạm vi 1,5 m cách súng tra nạp xăng dầu cho các phương tiện giao thông và cột bơm xăng dầu |
Z1 |
2. Kho chứa dầu mỡ nhờn |
Z2 |
CHÚ THÍCH: 1) Z1 là vùng mà môi trường không khí nổ có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên trong các điều kiện hoạt động bình thường. Vùng nguy hiểm cấp Z1 được hình thành trong những trường hợp sau: - Tại khu vực mà dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường xuyên được tồn chứa, bảo quản trong các vật chứa hoặc hệ thống đóng kín, nhưng khí hoặc hơi của chúng có thể thoát ra trong trường hợp có sự cố dẫn tới tràn dầu và/hoặc rò rỉ chất dễ cháy, tạo thành môi trường khí nổ; - Tại khu vực có môi trường không khí nổ nhưng thường xuyên thông gió cưỡng bức, hiện tượng tập trung hơi chất dễ cháy để tạo ra môi trường khí nổ chỉ xảy ra khi có hư hỏng hoặc hoạt động không bình thường của thiết bị thông gió. 2) Z2 là vùng mà môi trường không khí nổ không có khả năng xuất hiện trong các điều kiện hoạt động bình thường hoặc nếu xuất hiện thì chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. |
Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật