Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh thì bị xử lý ra sao?

Cháu đang là sinh viên đại học năm thứ 3, cháu có quan hệ với bạn trai và có thai, hiện nay thai đã được 3 tháng tuổi. Nhưng do cả 2 đang là sinh viên nên cháu chưa sẵn sàng làm mẹ. Chúng cháu bàn với nhau là sau khi sinh con chúng cháu sẽ để con trước trại trẻ mồ côi gửi cho các cô chăm sóc, sau này chúng cháu ra trường sẽ đến nhận lại con sau. Cháu rất lo lắng không biết việc bỏ rơi, không chăm sóc, nuôi dưỡng con mới đẻ như vậy có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu bị phạt hành chính thì mức xử phạt là bao nhiêu? Nguyễn Ý Phương (phuong***@gmail.com)

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;

...

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Ngoài xử phạt hành chính, bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như trong trường hợp chẳng may đứa trẻ bị chết khi bỏ rơi. Do đó hai bạn nên suy nghĩ lại và đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân mình và đứa trẻ.

Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào