Phân loại của trạm dừng nghỉ đường bộ được quy định ra sao?
Phân loại của trạm dừng nghỉ đường bộ được quy định tại Tiểu mục 2.3.1 Mục II Thông tư 48/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Loại trạm dừng nghỉ |
|||
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
|||
01 |
Tổng diện tích mặt bằng trạm (tối thiểu) |
m2 |
10.000 |
5.000 |
3.000 |
1.000 |
02 |
Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu) |
m2 |
5.000 |
2.500 |
1.500 |
500 |
03 |
Đường xe ra, vào |
|
Đường ra, vào riêng biệt |
Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5m. |
||
04 |
Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện |
|
Có |
Khuyến khích có |
||
05 |
Trạm cấp nhiên liệu |
|
Có |
Khuyến khích có |
||
06 |
Mặt sân khu vực bãi đỗ xe |
|
Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm |
|||
07 |
Khu vệ sinh |
m2 |
Có diện tích > 1% tổng diện tích xây dựng (có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật -TCXDVN 264:2002 ) |
|||
08 |
Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe |
m2 |
36 |
24 |
18 |
18 |
09 |
Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi) |
m2 |
Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt bằng trạm (TCXDVN 276:2003) |
|||
10 |
Nơi cung cấp thông tin |
|
Có |
|||
11 |
Khu phục vụ ăn uống, giải khát |
|
Có |
|||
12 |
Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa |
|
Có |
|||
13 |
Phòng trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông |
|
Theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT địa phương. |
Trên đây là thông tin về việc phân loại của trạm dừng nghỉ đường bộ. Bạn nên đọc thêm Thông tư 48/2012/TT-BGTVT để hiểu rõ thêm vấn đề.
Thư Viện Pháp Luật