Trách nhiệm của doanh nghiệp ngành Công thương trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Xin chào, tôi tên Huỳnh Loan sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Tôi có tìm hiểu về công tác quản lý an toàn trong ngành công thương, nhưng vấn đề quá phức tạp nên cần lắm sự hỗ trợ từ Ban biên tập, cụ thể: Trách nhiệm của doanh nghiệp ngành Công thương trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123***)

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2010/TT-BCT quy định công tác quản lý an toàn trong ngành công thương do Bộ Công thương ban hành, trách nhiệm của doanh nghiệp trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được quy định như sau:

1. Xây dựng Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể, và phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp gồm ít nhất các nội dung sau:

a) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;

b) Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;

c) Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp;

d) Biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống giả định tại doanh nghiệp.

2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của doanh nghiệp phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

3. Thành lập Ban ứng cứu sự cố khẩn cấp (đối với các doanh nghiệp yêu cầu phải có theo quy định của pháp luật).

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của doanh nghiệp trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp ngành Công thương. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư 43/2010/TT-BCT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào