Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Anh Thư sinh sống và làm việc tại Gia Lai. Theo như thông tin tôi được biết thì Bộ Công thương có ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng mà Bộ quản lý. Vừa hay, tôi cũng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, nhưng có nhiều vấn đề không rõ lắm, cần được hỗ trợ, cụ thể: Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2018/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ 03/9/2018, Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:

1. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tác động, lấy ý kiến, gửi thẩm định thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến riêng đối với nội dung có quy định thủ tục hành chính dưới các hình thức phù hợp (tham vấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, bằng văn bản...) trong các trường hợp sau:

a) Nội dung văn bản còn nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết, hình thức của thủ tục hành chính, cách thức thực hiện quy định có liên quan đến mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương hoặc nhiều Bộ, ngành;

b) Nội dung thủ tục có chi phí tuân thủ lớn nhưng xét thấy chưa được đánh giá một cách đầy đủ, thấu đáo.

Trên đây là nội dung tư vấn về Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2018/TT-BCT. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào