Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động quốc phòng

Nhiệm vụ quốc phòng không phải chỉ của lực lượng vũ trang nhân dân, mà nhiệm vụ quốc phòng là của toàn dân. Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chủ chốt trong hoạt động quốc phòng toàn dân. Do đó, cho tôi hỏi, trong hoạt động quốc phòng hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định như thế nào? Vui lòng cung cấp cho tôi quy định mới nhất. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 34 Luật quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động quốc phòng được quy định cụ thể như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.

- Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:

+ Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cấp có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;

+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Đối ngoại quốc phòng;

+ Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về quốc phòng.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động quốc phòng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào