Việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước ngày 01/7/2011 được quy định như thế nào?
Về câu hỏi này thì Ban biên tập căn cứ vào Điều 26 và Điều 27 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 trả lời cho bạn như sau:
- Người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả và các loại hàng giả khác; thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin, quảng cáo sai sự thật; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để có thêm thông tin về vấn đề này thì bạn có thể tham khảo thêm tại Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật