Sự có mặt của đương sự trong vụ án hành chính theo Pháp lệnh 1996

Em tên Bích Thư là sinh viên năm 4 trường đại học Vinh. Em muốn tìm hiểu về sự có mặt của đương sự trong vụ án hành chính qua các giai đoạn xem có khác biệt gì không. Tuy nhiên, do không có thời gian tìm tòi nhiều nên nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, Sự có mặt của đương sự trong vụ án hành chính được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. (01233***)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, Sự có mặt của đương sự trong vụ án hành chính được quy định như sau:

- hiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Phiên toà sơ thẩm vẫn có thể được tiến hành vắng mặt một bên đương sự khi họ có yêu cầu và được Toà án chấp nhận hoặc trong trường hợp người bị kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm đối với vụ án mà nội dung đã rõ ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận và không có yêu cầu tham gia phiên toà, thì Toà án tiến hành phiên toà sơ thẩm không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng; Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc phải có ý kiến bằng văn bản trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án và trong trường hợp có đương sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần hay đối với các vụ án về khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Đối với các vụ án khác, Viện kiểm sát có thể tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết.

Trên đây là nội dung tư vấn về Sự có mặt của đương sự trong vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào