Thời hạn bảo quản hồ sơ đo đạc địa chính là bao lâu?
Thời hạn bảo quản hồ sơ đo đạc địa chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
TÊN NHÓM HỒ SƠ, TÀI LIỆU |
THỜI HẠN BẢO QUẢN |
Bản đồ địa chính cơ sở (cũ) |
Vĩnh viễn |
Trích đo địa chính (bao gồm: Trích đo địa chính thửa đất, mảnh trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính) |
Vĩnh viễn |
Hồ sơ, tài liệu lưới địa chính |
|
Lưới đo vẽ sau thi công |
20 năm |
Ghi chú điểm |
Vĩnh viễn |
Tài liệu bình sai lưới địa chính, bảng tọa độ lưới địa chính |
Vĩnh viễn |
Hồ sơ, tài liệu đo đạc lập bản đồ địa chính |
|
Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất |
Vĩnh viễn |
Các loại sổ đo, các tài liệu liên quan khác |
20 năm |
Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc |
20 năm |
Tài liệu tính toán, lưới khống chế đo vẽ |
Vĩnh viễn |
Bản đồ địa chính |
Vĩnh viễn |
Sổ mục kê đất đai |
Vĩnh viễn |
Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính |
Vĩnh viễn |
Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính |
Vĩnh viễn |
Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chính |
Vĩnh viễn |
Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính |
Vĩnh viễn |
Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất |
Vĩnh viễn |
Các loại tài liệu về đo đạc địa chính khác |
20 năm |
Hồ sơ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu |
20 năm |
Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình và Quyết định phê duyệt |
30 năm |
Trên đây là tư vấn về thời hạn bảo quản hồ sơ đo đạc địa chính. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 46/2016/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật