Yêu cầu về trình độ của công chức công nghệ thông tin ngành thuế
Yêu cầu về trình độ của công chức công nghệ thông tin ngành thuế quy định tại Tiểu mục 2.4 Mục I Quyết định 594/QĐ-TCT năm 2009 về Quy chế ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:
Đối với cán bộ triển khai, hỗ trợ ứng dụng:
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT, tin học ứng dụng, tin học thống kê; hoặc đại học, cao đẳng Tài chính, kinh tế, thuế; Riêng đối với cán bộ đã ký hợp đồng lao động từ tháng 7/2008 trở về trước đang làm công tác triển khai, hỗ trợ ứng dụng thì được chấp nhận trình độ Trung cấp các chuyên ngành trên. Đối với các tỉnh miền núi có thể chấp nhận trình độ trung cấp các chuyên ngành trên.
- Được Tổng cục đào tạo, tập huấn về các ứng dụng.
- Trình độ sử dụng máy tính thành thạo.
- Trình độ ngoại ngữ: Anh B trở lên (các tỉnh miền núi: trình độ A).
- Có khả năng phối hợp, trình bày tốt.
Đối với cán bộ kỹ thuật (quản trị mạng - truyền thông, quản trị CSDL, thiết bị):
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT, Tin học, Điện tử - Viễn thông, Tin học ứng dụng. Có thể tuyển một số trung cấp kỹ thuật tin học cho việc sửa chữa, bảo trì thiết bị. Đối với các tỉnh miền núi có thể chấp nhận trình độ trung cấp các chuyên ngành tin học nêu trên. Hoặc những cán bộ thuế có trình độ đại học, cao đẳng tài chính, kinh tế, thuế đã được Tổng cục đào tạo tin học chuyên sâu về quản trị mạng, kiến trúc máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu từ tháng 10/2008 trở về trước.
- Được Tổng cục đào tạo, tập huấn về tin học chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính.
- Trình độ sử dụng máy tính thành thạo.
- Trình độ ngoại ngữ: Anh B trở lên (các tỉnh miền núi: trình độ A).
- Có khả năng làm việc nhóm tốt.
Trên đây là nội dung câu trả lời về yêu cầu về trình độ của công chức công nghệ thông tin ngành thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 594/QĐ-TCT năm 2009 .
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật