Các trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Tôi đọc báo pháp luật về quá trình giải quyết các vụ án dân sự có những giai đoạn như tạm đình chỉ, đình chỉ,.... Tuy nhiên tôi không hiểu lắm. Không biết đối với trường hợp xét xử phúc thẩm thì khi nào hoạt động xét xử bị đình chỉ? Có thông tin quy định cụ thể hay không? Nhờ các chuyên gia hỗ trợ cung cấp thông tin giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều!  Mai Thành Tới_Cần Giuộc_Long An

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được quy định cụ thể như sau:

Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:

- Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; cụ thể là:

+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

- Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào