Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại vốn ODA hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại vốn ODA hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, theo đó:
Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kế từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch; trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;
b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.
Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.
Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.
Trên đây là tư vấn về xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại vốn ODA hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 97/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật