Thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự

Xin chào, tôi tên Huỳnh Công Danh là cán bộ Nhà nước đã về hưu. Thời gian ở nhà cùng con cháu cũng không có gì làm nên tôi có lên tìm hiểu một vài vấn đề mà trước đây tôi không có thời gian nhiều để nghiên cứu. Hiện tôi có tìm hiểu về thực nghiệm điều tra qua các giai đoạn, do đó mà phát sinh một số vấn đề thắc mắc, nên nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thực nghiệm điều tra được quy định như sau:

1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.

2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.

Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.

3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về Thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào