Kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất của kiểm toán Nhà nước
Kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất của kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 60 Quyết định 558/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Mục đích kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp các trường hợp:
a) Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán và thành viên Đoàn KTNN có dấu hiệu hoặc biểu hiện sai sót, sai phạm, hạn chế có thể gây hậu quả trong hoạt động kiểm toán hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
b) Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán và thành viên Đoàn KTNN vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của KTNN làm ảnh đến uy tín của KTNN.
2. Phạm vi kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất do Kiểm toán trưởng phê duyệt trong Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất.
3. Nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất theo Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất được Kiểm toán trưởng phê duyệt.
4. Trình tự và thủ tục kiểm soát đột xuất
a) Quyết định kiểm toán đột xuất
(1) Trong quá trình kiểm soát trực tiếp các Đoàn KTNN, khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm, sai sót cần phải ngăn ngừa hoặc xử lý ngay trong quá trình kiểm toán hoặc theo chỉ đạo của Kiểm toán trưởng, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán trình Kiểm toán trưởng phương án kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất; phương án kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất phải nêu rõ lý do, nội dung, phạm vi kiểm soát đột xuất.
(2) Căn cứ phương án kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất do Tổ kiểm soát chất lượng của Đoàn KTNN được kiểm soát trực tiếp trình, Kiểm toán trưởng Quyết định kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất, thành lập Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất và gửi cho Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán ngay khi ký ban hành (Mẫu số 08 - Quyết định thành lập Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán của cuộc kiểm toán kèm theo Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán).
(3) Căn cứ Quyết định kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán trình Kiểm toán trưởng phê duyệt và gửi cho Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (Mẫu số 05 - Kế hoạch kiểm soát đột xuất kèm theo Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán).
(4) Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất công bố Quyết định và Kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất cho Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
b) Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất
(1) Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất thực hiện việc thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất từ Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán, đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân khác có liên quan và áp dụng các phương pháp kiểm soát phù hợp để thực hiện kiểm soát.
(2) Kết thúc kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán lập biên bản kiểm soát theo các nội dung kiểm soát đột xuất.
c) Lập báo cáo kiểm soát
Căn cứ biên bản kiểm soát và các hồ sơ tài liệu liên quan, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất lập báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm soát đột xuất báo cáo Kiểm toán trưởng để có giải pháp đảm bảo chất lượng kiểm toán và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm của KTV, Tổ kiểm toán, Đoàn KTNN (Mẫu số 05a - Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất kèm theo Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán).
5. Tài liệu cung cấp để thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất
a) Nhật ký làm việc của KTV.
b) KHKT chi tiết.
c) Báo cáo tiến độ kiểm toán.
d) Hồ sơ, tài liệu của Đoàn KTNN, của Tổ kiểm toán (hồ sơ kiểm toán và hồ sơ kiểm soát), của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất.
Trên đây là nội dung câu trả lời về kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất của kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 558/QĐ-KTNN năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật