Người phát ngôn của VKSNDTC có quyền, trách nhiệm gì khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 313/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, quyền, trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như sau:
a) Được nhân danh Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này.
b) Có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia họp báo, cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
c) Có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của phóng viên tham dự buổi họp báo. Trường hợp Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn thấy nội dung câu hỏi vượt quá thẩm quyền hoặc chưa rõ, cần phải tham khảo thêm thì có quyền không trả lời ngay và hẹn trả lời các nội dung này vào thời gian thích hợp.
d) Được quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều Quy chế này.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 313/QĐ-VKSTC năm 2018. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật