Việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông được thực hiện như thế nào?
Việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, (có hiệu lực từ ngày 04/08/2018) theo đó:
Việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới và tài sản này chưa được đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản trong trường hợp pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản thì người yêu cầu đăng ký mô tả số khung của phương tiện giao thông cơ giới theo phiếu xuất xưởng phương tiện hoặc tờ khai hải quan trong trường hợp nhập khẩu phương tiện;
b) Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #...) thì người yêu cầu đăng ký, người thực hiện đăng ký ngoài việc kê khai số khung (không bao gồm ký tự đặc biệt) trên phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trường “số khung” trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn nêu trên còn phải kê khai đầy đủ số khung (số, chữ và ký tự đặc biệt) tại mục “Mô tả tài sản” trên Phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trường “Mô tả” trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký có yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản thì người thực hiện đăng ký phải kê khai số máy (nếu có) và biển số của phương tiện giao thông cơ giới.
Trên đây là tư vấn về việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 08/2018/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật