Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với nợ công được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Thanh Hiền sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi thường xuyên theo dõi các tin tức về vấn đề trọng yếu của Bộ máy quản lý Nhà nước, bên cạnh đó là có tìm hiểu về nghiệp vụ quản lý nợ công, tuy nhiên có vài vấn đề vẫn chưa rõ lắm nhờ anh/chị hỗ trợ cụ thể: Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với nợ công được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại đâu? Mong sớm nhận được câu trả lời, cảm ơn!(01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro được quy định như sau:

1. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền.

2. Đối với việc phòng ngừa và xử lý rủi ro thanh khoản gồm: bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý nợ công; phát hành công cụ nợ để đảm bảo thanh khoản; cơ cấu lại kỳ hạn của các khoản nợ, mua lại nợ, hoán đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn nợ.

3. Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro do biến động thị trường tài chính gồm: phát triển thị trường vốn trong nước; nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

4. Căn cứ vào đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, Bộ Tài chính xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án cơ cấu lại nợ của chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn về Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với nợ công. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào