Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban dân tộc đối trong việc quản lý công tác tiếp công dân

Tôi hiện đang tìm hiểu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân tộc. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban dân tộc đối trong việc quản lý công tác tiếp công dân được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Ngọc Minh - Tiền Giang

Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban dân tộc đối trong việc quản lý công tác tiếp công dân được quy định tại Điều 29 Thông tư 01/2015/TT-UBDT về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, theo đó: 

1. Tham mưu với Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban.

2. Quản lý hồ sơ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Ủy ban theo quy định.

3. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân của Ủy ban.

5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đơn vị mình và các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban để báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan theo quy định.

6. Xếp lưu đơn

a) Lưu đơn đối với các loại đơn sau:

- Đơn không đủ điều kiện để xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này;

- Đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật;

- Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật; kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà không có nội dung, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung đã giải quyết;

- Đơn rách nát, tấy xóa không đọc được chữ, nội dung đơn trình bày không rõ ràng;

b) Thời hạn lưu trữ các loại đơn quy định tại điểm a khoản 6 điều này là 01 năm, việc tiêu hủy đơn phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban dân tộc đối trong việc quản lý công tác tiếp công dân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 01/2015/TT-UBDT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Dân tộc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào