Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên tối cao khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền
Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên tối cao khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền quy định tại Phụ lục của Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể như sau:
- Ra văn bản thông báo trả lời đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về việc không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ cho Viện kiểm sát cấp dưới;
- Chủ trì hoặc tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị của Viện trưởng và một số nhiệm vụ khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tham gia thẩm định, góp ý các đề án, đề tài, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân; nghiên cứu, góp ý hoặc dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tham gia Hội đồng thi tuyển các chức danh tư pháp, Hội đồng thi tuyển công chức của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, cuộc họp trong và ngoài ngành Kiểm sát;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền hoặc giao.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên tối cao khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật