Cơ cấu tổ chức, biên chế của văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, trong công tác hành chính, tổ chức, quản trị, cơ cấu tổ chức, biên chế được quy định như sau:
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có Chánh Văn phòng và một Phó Chánh Văn phòng; riêng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An có không quá hai Phó Chánh Văn phòng.
2. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ bằng phụ cấp chức vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở tại địa phương.
3. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội nằm trong tổng biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định sau khi trao đổi với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội có dưới mười đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá tám người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ mười đến dưới hai mươi đại biểu Quốc hội, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười người; Đoàn đại biểu Quốc hội có từ hai mươi đại biểu Quốc hội trở lên, biên chế công chức của Văn phòng không quá mười hai người.
Tùy theo khối lượng và tính chất công việc, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội xin ý kiến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo để Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc sử dụng thêm lao động hợp đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ cấu tổ chức, biên chế của văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật