Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" ở các địa phương
Quy trình xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" ở các địa phương được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy chế xét tặng kỷ niệm chương " Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 42/2005/QĐ-BTC như sau:
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có tổ chức hệ thống dọc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến Quy chế xét tặng thưởng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" tới các đơn vị cơ sở thuộc hệ thống đơn vị quản lý, lập danh sách cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương gửi về Bộ Tài chính qua Tổng cục Thuế (đối với các Cục Thuế tỉnh, thành phố); Kho bạc Nhà nước (đối với các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố); Cục Dự trữ quốc gia (đối với các Dự trữ quốc gia khu vực); Tổng cục Hải quan (đối với các Cục Hải quan địa phương và đơn vị khác thuộc Tổng cục Hải quan đóng ở địa phương);
- Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương tới các đơn vị cơ sở và tổng hợp danh sách cán bộ thuộc phạm vi quản lý có đủ tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương gửi về Bộ Tài chính xem xét tặng thưởng Kỷ niệm chương.
- Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đề xuất danh sách báo cáo lãnh đạo ở địa phương chuẩn bị các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính tặng Kỷ niệm chương cho các đồng chí lãnh đạo ở địa phương nói tại điểm d, đ Điều 3.
- Trưởng ban Ban liên lạc cán bộ hưu trí và Trưởng ban Ban liên lạc cán bộ ATK Bộ Tài chính chủ trì lập danh sách cán bộ đã nghỉ hưu có đủ tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương để trình Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
Trên đây là nội dung quy định về quy trình xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" ở các địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 42/2005/QĐ-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật