Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính

Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Luật Phòng chống tham nhũng được thực hiện nhiều năm nhưng hiểu cụ thể như thế nào thì nhiều người còn chưa thực sự rõ. Là bạn đọc của trang Ngân hàng pháp luật, tôi rất mong mỗi tuần Ban biên tập trả lời và giải thích những thắc mắc của chúng tôi, cụ thể là yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được hồi đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trung Dũng (01263***)

Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 7 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Bộ; hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tài chính, của cơ quan cấp trên; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, dân chủ theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, quy chế về thanh tra, kiểm tra tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ ban hành.

- Thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.

- Trường hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc khi kết thúc thanh tra, kiểm tra cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra, kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc và bản kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền biết.

- Báo cáo, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra phải chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, đúng pháp luật. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện có hành vi tham nhũng thì nội dung kết luận về hành vi tham nhũng phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý cán bộ, trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau: Yếu kém về năng lực quản lý; thiếu trách nhiệm trong quản lý; bao che cho người có hành vi tham nhũng.

- Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra phải công khai, khách quan, trung thực, góp phần đảm bảo hiệu lực các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào