Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong DNNN

Xin chào, tôi là Anh Quân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực tố cáo. Trong quá trình tìm hiểu và qua các phương tiện thông tin truyền thông mà tôi được biết thì Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo mới quy định về lĩnh vực này. Do đó, tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định mới thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể ra sao? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo Điều 19 Luật Tố cáo 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể như sau:

- Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền sau đây:

+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;

+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.

- Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tố cáo 2018.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào