Người phiên dịch trong vụ án hành chính theo Pháp lệnh 1996

Xin chào anh/chị, tôi tên Quốc Ninh là cán bộ đã về hưu. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về người phiên dịch trong vụ án hành chính qua các giai đoạn pháp luật. Tuy nhiên, tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, cụ thể: Người phiên dịch trong vụ án hành chính được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ Khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, người phiên dịch trong vụ án hành chính được quy định như sau:

- Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và phiên dịch trung thực.

- Người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu có căn cứ quy định tại các điểm a, e và g khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

Trên đây là nội dung tư vấn về Người phiên dịch trong vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào