Khi thực hiện dân chủ Bộ Tư pháp tổ chức Hòm thư góp ý như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi tên Khánh Hiền là sinh viên năm 3 trường đại học Mở Tp.HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, khả năng có hạn, nên tôi vẫn chưa rõ lắm vấn đề này, nhờ anh/chị hỗ trợ giúp, cụ thể: Khi thực hiện dân chủ Bộ Tư pháp tổ chức Hòm thư góp ý như thế nào? Văn bản nào quy định các vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quyết định 92/QĐ-BTP năm 2016 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp, tổ chức Hòm thư góp ý được quy định như sau:

1. Cơ quan Bộ đặt Hòm thư góp ý để cán bộ, công chức đóng góp ý kiến về việc quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ; đề đạt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh các hiện tượng thiếu dân chủ, tiêu cực hoặc đề xuất các biện pháp và các kế hoạch cụ thể nhằm bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của cá nhân.

2. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý Hòm thư góp ý; định kỳ hàng tháng tổng hợp ý kiến đóng góp để báo cáo lãnh đạo Bộ giải quyết và báo cáo tại cuộc họp liên tịch.

3. Việc trả lời các ý kiến tại Hòm thư góp ý được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

a) Trực tiếp trao đổi trong trường hợp người đóng góp ý kiến yêu cầu;

b) Báo cáo công khai tại cuộc họp liên tịch của cơ quan Bộ nếu vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của Bộ;

c) Thông báo bằng văn bản cho người góp ý kiến và cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về tổ chức Hòm thư góp ý khi thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 92/QĐ-BTP năm 2016. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào