Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ tư pháp được quy định như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi tên Thành Liêm là sinh viên năm 3 trường đại học Luật Tp.HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ tư pháp. Tuy nhiên, khả năng có hạn, nên tôi vẫn chưa rõ lắm vấn đề này, nhờ anh/chị hỗ trợ giúp, cụ thể: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ tư pháp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định các vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ Điều 3 Quyết định 92/QĐ-BTP năm 2016 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp, nguyên tắc thực hiện dân chủ được quy định như sau:

1. Thực hiện dân chủ gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.

2. Tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

3. Thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng các quy định của pháp luật về dân chủ và Quy chế này để vi phạm Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và công dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 92/QĐ-BTP năm 2016. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào