Những trường hợp nào phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch trong tố tụng dân sự?
Những trường hợp phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 như sau:
1- Thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án;
b) Đã là kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch trong vụ án;
c) Đã có lần điều tra, hoà giải, xét xử vụ án, trừ các thành viên của Uỷ ban thẩm phán, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
d) Trong một Hội đồng xét xử mà thẩm phán, hội thẩm nhân dân là người thân thích với nhau;
đ) Có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2- Kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Có căn cứ được quy định tại điểm a và điểm đ, khoản 1 Điều này;
b) Họ đã là thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc người tham gia tố tụng khác trong cùng một vụ án.
Trên đây là nội dung quy định về những trường hợp phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật