Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân

Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quốc Tiến (quoc.tien***@gmail.com)

Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 8 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như sau:

1. Việc miễn nhiệm chức danh Kiểm tra viên được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

a) Kiểm tra viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;

b) Kiểm tra viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;

b) Vi phạm những việc công chức không được làm;

c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.

Trên đây là nội dung quy định về việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào