Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào?

Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Tố Uyên. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Điều 8 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với nội dung như sau:

- Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.

- Hàng năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Hàng năm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Trên đây là nội dung trả lời về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào