Điều kiện để nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
Điều kiện để nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện, để đảm bảo an toàn quy định cụ thể như sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về điều kiện để nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV . Để hiểu rõ và chi tiết hơn về điều này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật