Xác định chứng cứ được quy định như thế nào trong tố tụng hành chính?

Xin chào anh/chị, tôi tên Gia Huy là sinh viên năm 3 trường Đại học Tôn Đức Thắng. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về xác định chứng cứ qua các giai đoạn, tuy nhiên có vài vấn đề tôi chưa hiểu rõ lắm nhờ anh/chị hỗ trợ, cụ thể: theo Luật tố tụng hành chính 2010, xác định chứng cứ được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (0975**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật tố tụng hành chính 2010, xác định chứng cứ được quy định như sau:

1. Các tài liệu đọc được được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Xác định chứng cứ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào