Các trường hợp không được chứng thực chữ ký

Xin chào, tôi là Duy Thành. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì các trường hợp không được chứng thực chữ ký được quy định như thế nào? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định của pháp luật tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì các trường hợp không được chứng thực chữ ký được quy định cụ thể như sau:

- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp không được chứng thực chữ ký. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thực chữ ký

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào