Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm của các cơ quan, đơn vị Nhà nước

Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm của các cơ quan, đơn vị nhà nước được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phương, tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý tài sản cố định của các đơn vị, cơ quan nhà nước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin sau: Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm của các cơ quan, đơn vị nhà nước được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi.

Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm của các cơ quan, đơn vị nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Nguyên giá tài sản cố định do mua sắm

=

Giá trị ghi trên hóa đơn

-

Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử

-

Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) là các khoản được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung).

Trên đây là nội dung câu trả lời về công thức xác định nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm của các cơ quan, đơn vị nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 45/2018/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào