Phân loại tài sản cố định vô hình của các cơ quan, đơn vị Nhà nước theo tính chất, đặc điểm

Phân loại tài sản cố định vô hình của các cơ quan, đơn vị nhà nước theo tính chất, đặc điểm được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Lâm, tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý tài sản cố định của các đơn vị, cơ quan nhà nước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin sau: Tài sản cố định vô hình của các cơ quan, đơn vị nhà nước theo tính chất, đặc điểm được phân loại như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi.

Tài sản cố định vô hình của các cơ quan, đơn vị nhà nước theo tính chất, đặc điểm được phân loại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

- Loại 1: Quyền sử dụng đất.

- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).

- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.

Trên đây là nội dung câu trả lời về phân loại tài sản cố định vô hình của các cơ quan, đơn vị nhà nước theo tính chất, đặc điểm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 45/2018/TT-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào